UBND tỉnh triển khai Đề án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ

Thứ sáu - 06/10/2023 11:22 1932
(CTTĐTBP) - Ngày 5/10, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 312/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC), nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương được phân công triển khai thực hiện Đề án đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ với 9 nhiệm vụ trọng tâm. 

Hình thành vùng, khu NNƯDCNC

Đối với hình thành vùng NNƯDCNC, giai đoạn 2023-2025, UBND tỉnh giao UBND huyện Bù Đăng chủ trì hình thành 01 vùng NNƯDCNC. Trong đó, năm 2024 lập hồ sơ xác định vùng NNƯDCNC, đề nghị công nhận vùng NNƯDCNC trong năm 2025, triển khai hoạt động vùng NNƯDCNC từ năm 2026.

Giai đoạn 2026-2030 giao UBND các huyện gồm: Bù Gia Mập, Phú Riềng, Lộc Ninh, Đồng Phú, Bù Đốp, mỗi đơn vị chủ trì hình thành 01 vùng NNƯDCNC. Xác định vùng NNƯDCNC, lập hồ sơ đến hết quý II/2025; đề nghị công nhận vùng NNƯDCNC trong quý IV/2026; triển khai hoạt động vùng NNƯDCNC từ quý I/2027.

Năm 2024 hình thành 01 khu NNƯDCNC. Đồng thời, tổ chức thực hiện rà soát các khu NNUDCNC đã được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết thành lập, nếu các khu NNƯDCNC chưa được thành lập theo quy định hoặc không còn phù hợp thì tham mưu, điều chỉnh, bãi bỏ theo quy định. UBND tỉnh giao Ban Quản lý khu kinh tế là đơn vị chủ trì.  

Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trên các loại cây trồng

Đối với cây điều, phấn đấu mở rộng diện tích trồng điều sạch đến năm 2025 đạt 6,9%, trong đó sản xuất hữu cơ đạt 3,3%. Đến năm 2030 đạt khoảng 14,5%, trong đó chứng nhận hữu cơ khoảng 5%, nâng cao diện tích điều được trồng bằng các giống năng suất cao, chất lượng tốt. UBND tỉnh giao UBND các huyện trọng điểm gồm: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Phú Riềng, Đồng Phú và các địa phương còn lại; mỗi huyện chủ trì xây dựng kế hoạch, thực hiện có mục tiêu tại địa phương theo từng giai đoạn. 

Đối với cây tiêu, phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 26,9% diện tích sản xuất tiêu sạch, trong đó khoảng 1% sản xuất hữu cơ. Đến năm 2030 đạt khoảng 45% diện tích sản xuất tiêu sạch, trong đó khoảng 2% sản xuất hữu cơ. UBND tỉnh giao UBND các huyện: Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng và các địa phương còn lại chủ trì xây dựng kế hoạch, thực hiện có mục tiêu tại địa phương theo từng giai đoạn.
 
Cây ăn quả đến năm 2025 phát triển khoảng 21% diện tích cây ăn quả sản xuất sạch. Đến năm 2030 phát triển khoảng 30% diện tích cây ăn quả sản xuất sạch, trong đó có 1% sản xuất hữu cơ. Cây rau, lúa, đến năm 2025 phát triển sản xuất khoảng 3,3% diện tích sản xuất sạch và đến năm 2030 có khoảng 7% diện tích sản xuất sạch. 

Chăn nuôi theo hướng an toàn, công nghệ cao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị chủ trì. Giai đoạn 2023-2025 phấn đấu tỷ lệ trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đạt từ 70% trở lên; tỷ lệ chăn nuôi heo, gia cầm có kiểm soát, theo hướng an toàn đạt khoảng 90% tổng số cơ sở chăn nuôi. Triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) gia súc theo tiêu chuẩn Việt Nam tại huyện Hớn Quản, thị xã Chơn Thành. Tiếp tục xây dựng và duy trì 7 vùng ATDB đối với gia cầm theo tiêu chuẩn Việt Nam tại các huyện, thị xã, thành phố: Đồng Phú, Đồng Xoài, Chơn Thành, Hớn Quản, Bình Long, Bù Đăng, Phú Riềng.

Phát triển hợp tác xã NNƯDCNC

Giai đoạn 2023-2025 hỗ trợ phát triển 100 hợp tác xã NNƯDCNC trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; giai đoạn 2026-2030 hỗ trợ phát triển 200 hợp tác xã. UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì thực hiện tại địa phương.

Phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp
 
Giai đoạn 2023-2025 mở rộng đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước” ra thị trường nước ngoài; duy trì, phát triển các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ. Giai đoạn 2026-2030 tiếp tục phát triển thương hiệu “Hạt điều Bình Phước” ra thị trường nước ngoài; hỗ trợ, tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm nông nghiệp khi phát sinh hồ sơ; duy trì phát triển các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ; có ít nhất 1 chỉ dẫn địa lý mới được bảo hộ. Đơn vị chủ trì Sở Khoa học và Công nghệ.

Phát triển sản phẩm OCOP và cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói

Giai đoạn 2023-202 phát triển thêm 150 sản phẩm OCOP; phấn đấu 50% diện tích sản xuất cây ăn trái có chứng nhận được cấp mã vùng trồng và 50% diện tích mã vùng trồng được cấp mã cơ sở đóng gói. Giai đoạn 2026-2030 phát triển thêm 200 sản phẩm OCOP; phấn đấu 50% diện tích sản xuất cây ăn trái có chứng nhận được cấp mã vùng trồng và 50% diện tích mã vùng trồng được cấp mã cơ sở đóng gói, trong đó sản lượng trong diện tích có mã vùng trồng được tiêu thụ 100%. Đơn vị chủ trì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Triển khai thực hiện NNƯDCNC

Triển khai thực hiện vùng NNƯDCNC đến năm 2030 khoảng 10.800 ha, trong đó Đồng Phú 700 ha, Chơn Thành 600 ha, Hớn Quản 1.000 ha, Lộc Ninh 1.500 ha, Bù Đốp 1.500 ha, Bù Gia Mập 2.000 ha, Phú Riềng 1.500 ha, Bù Đăng 2.000 ha.

Triển khai thực hiện vùng sản xuất NNƯDCNC trên cây ăn trái với diện tích 5.000 ha tại các huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Bù Đăng; vùng trồng tiêu ứng dụng công nghệ cao với diện tích 3.000 ha tại các huyện: Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp; vùng trồng cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm với diện tích 500 ha tại các huyện: Bù Gia Mập, Phú Riềng, Hớn Quản, Đồng Phú và Bù Đăng.

Triển khai diện tích chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 là 9.500 ha, trong đó Đồng Phú 600 ha, Hớn Quản 1.500 ha, Lộc Ninh 1.500 ha, Bù Đốp 600 ha, Bù Gia Mập 2.500 ha, Phú Riềng 800 ha, Bù Đăng 2.000 ha.

Về mô hình

Giai đoạn 2023-2025 phát triển một số mô hình liên kết giữa NNƯDCNC, nông nghiệp sạch, hữu cơ kết hợp với đô thị sinh thái - khu dân cư - du lịch - cảnh quan trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Bù Đăng, Đồng Phú, Đồng Xoài, Chơn Thành.

Giai đoạn 2026-2030 khai thác có hiệu quả các mô hình liên kết giữa NNƯDCNC, nông nghiệp sạch, hữu cơ kết hợp với đô thị sinh thái - khu dân cư - du lịch - cảnh quan trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Bù Đăng, Đồng Phú, Đồng Xoài, Chơn Thành.

Thu hút đầu tư về NNƯDCNC, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ

Thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư về NNƯDCNC, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp chế biến nông sản... tại Bình Phước. Tổ chức, tham gia các hội chợ, sự kiện kết nối cung cầu và triển lãm nông sản, hàng hóa trong và ngoài tỉnh; tổ chức nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại nông nghiệp; tổ chức kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, hợp tác xã tại Bình Phước với các tổ chức, doanh nghiệp, đối tác, kênh phân phối trong và ngoài nước nhằm thu hút đầu tư và tìm đầu ra cho nông sản, hàng hóa nông nghiệp của Bình Phước./.

Tác giả bài viết: Hải Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập756
  • Hôm nay11,504
  • Tháng hiện tại6,646,940
  • Tổng lượt truy cập393,189,993
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây