Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 3/2018

Thứ hai - 07/05/2018 09:29 930
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 3/2018.
Cụ thể như sau:

I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 3 năm 2018, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 28 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 19 Nghị định của Chính phủ và 09 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

2. Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương;

3. Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

4. Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự;

5. Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

6. Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

7. Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

8. Nghị định số 37/2018/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự;

9. Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;

10. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

11. Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;

12. Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;

13. Nghị định số 42/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng;

14. Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;

15. Nghị định số 44/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không;

16. Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;

17. Nghị định số 46/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;

18. Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số;

19. Nghị định số 49/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 09/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời hạn thí điểm áp dụng một số chế độ chi đặc thù của Cục Hàng hải Việt Nam;

2. Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;

3. Quyết định số 11/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam;

4. Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;

5. Quyết định số 13/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

6. Quyết định số 14/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam;

7. Quyết định số 15/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

8. Quyết định số 16/2018/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng cơ chế tài chính đối với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

9. Quyết định số 17/2018/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.

Các quy định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực: (1) Thông tư số23/2013/TT-BTTTTngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; (2) Khoản 6, khoản 13 Điều 2; khoản 2, khoản 3 Điều 7; Điều 9; Điều 21 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTTngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet; (3) Khoản 2, khoản 5, khoản 6 Điều 2; Điều 3; Điều 4; Điều 5; Điều 6; điểm a, b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7; Điều 8; khoản 1, khoản 2, khoản 5,khoản 6 Điều 10 Thông tư số 09/2014/TT-BTTTTngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội; (4) Khoản 1 Điều 3; Điều 4; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 27 Thông tư số 24/2014/TT-BTTTTngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số72/2013/NĐ-CPngày 15 tháng 7 năm 2013 củaChính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng liên quan đến các quy định về: (1) Giải thích từ ngữ; (2) Quyền, nghĩa vụ của chủ điểm truy nhập Internet công cộng; (3) Đăng ký tên miền; bảo vệ quyền lợi quốc gia Việt Nam trong đăng ký, sử dụng tên miền New gTLD và tên miền cấp hai dưới New gTLD; (4) Nhà đăng ký tên miền “.vn”; nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam; (5) Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội; (6) Điều kiện về tên miền, tổ chức, nhân sự, kỹ thuật, quản lý nội dung thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; (7) Hồ sơ đề nghị, quy trình, thủ tục cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và quy trình, thủ tục cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội; (8) Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép thiếp lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; (9) Trình tự thủ tục đình chỉ, thu hồi Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội; (10) Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi; (11) Cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi G1; (12) Điều kiện về tổ chức, nhân sự, kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1; điều kiện cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1; hồ sơ đề nghị, quy trình, thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1; (13) Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1; Hồ sơ đề nghị, quy trình, thủ tục cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1; Sửa đổi, bổ sung, cấp lại quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1; Trình tự, thủ tục đình chỉ, thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng; (14) Điều kiện đăng ký; hồ sơ đề nghị, quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4; thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4; (15) Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Ban hành kèm theo Nghị định này 03 phụ lục, gồm: (1) Phụ lục I về: (i) Các mẫu đơn đề nghị: Cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn”; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (áp dụng cho chủ điểm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp); cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng; phê duyệt và Quyết định về việc phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1 trên mạng; cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4; cấp giấy phép và Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng, Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng; (ii) Các mẫu báo cáo về: Tình hình hoạt động của các điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế; (ii) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; (iii) Quyết định gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; (iv) Thông báo và Giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; (v) Các nội dung cần được quy định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn” ký giữa Trung tâm Internet Việt Nam và doanh nghiệp đề nghị cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn”; (2) Phụ lục II về kỹ năng quản trị mạng trang thông tin điện tử; (3) Phụ lục III về kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin.

2. Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.

Nghị định số 100/2011/NĐ-CPngày 28 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết về việc phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại (quy định tại khoản 5 Điều 105) và việc thành lập, quản lý Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (quy định tại khoản 3 Điều 106) Luật quản lý ngoại thương năm 2017.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 35 điều, quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại, hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể: Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương; (2) Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại; xây dựng, phát triển thương hiệu; (3) Chương trình phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm do chính quyền địa phương thực hiện; (4) Hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài; (5) Nguyên tắc hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; (6) Cấp, sửa đổi, cấp lại, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; thông báo hoạt động, mở tài khoản, báo cáo, chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài; (8) Tổ chức thực hiện.

Ban hành kèm theo Nghị định này phụ lục về các mẫu: (1) Đề nghị cấp, sửa đổi, cấp lại, gia hạnGiấy phép thành lập văn phòng đại diện; (2) Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện; (3) Đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện; (4) Quyết định thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại trong nước; (2) Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài; (3) Các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; (4) Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia, thực hiện các hoạt động ngoại thương, xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương.

3. Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 3 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 29/2014/NĐ-CPngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và Nghị định số 96/2009/NĐ-CPngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 29/2014/NĐ-CPngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và Nghị định số 96/2009/NĐ-CPngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam; đảm bảo triển khai Luật quản lý, sử dụng tài sản công kịp thời, hiệu quả.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 37 điều, quy định về thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại cáckhoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 106 Luật quản lý, sử dụng tài sản công; xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, cụ thể: (1) Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân; (2) Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; (3) Đơn vị chủ trì và trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; (5) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; (6) Xử lýtài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; (7) Tiếp nhận, xử lý thông tin và tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; (8) Quản lý tài chính trong xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; (9) Chế độ báo cáo và cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; (10) Tổ chức thực hiện.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các mẫu: (1) Quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân; (2) Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản; (3) Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; (2) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; (3) Các tổ chức, cá nhân khác liên quan.

4. Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 26/2005/NĐ-CPngày 02 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 26/2005/NĐ-CPngày 02 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự; đảm bảo hướng dẫn cụ thể các nội dung về định giá tài sản quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để thực hiện thống nhất trong cả nước.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 26 điều, quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cụ thể: (1) Nguyên tắc định giá tài sản; (2) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động định giá tài sản trong tố tụng hình sự; (3) Thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc, Hội đồng định giá thường xuyên; (4) Thành phần, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng định giá tài sản; (5) Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng định giá tài sản, Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản; (6) Các trường hợp không được tham gia định giá tài sản; (7) Tiếp nhận yêu cầu, căn cứ định giá tài sản; (8) Khảo sát tài sản cần định giá; khảo sát giá; thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; phương pháp định giá tài sản; (9) Phiên họp, biên bản phiên họp định giá tài sản; kết luận định giá tài sản; (10) Định giá, định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt; (11) Hồ sơ, chi phí định giá, định giá lại tài sản; (12) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có yêu cầu thành lập Hội đồng định giá tài sản; (2) Cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản; (3) Cơ quan, tổ chức cử người và cá nhân được cử tham gia Hội đồng định giá tài sản; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

5. Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 3 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 19/2006/NĐ-CPngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa và các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 19/2006/NĐ-CP.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại khoản 2 Điều 32 Luật quản lý ngoại thương.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 35 điều, quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cụ thể: (1) Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế; quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác; (2) Quy tắc xuất xứ không ưu đãi; (3) Chứng nhận xuất xứ hàng hóa; (4) Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công thương,Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan có liên quan; (5) Điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các mẫu: (1) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O và mẫu con dấu của thương nhân; (2) Danh Mục các cơ sở sản xuất của thương nhân; (3) Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O; (4) Đơn đề nghị cấp C/O.

Nghị định này áp dụng đối với thương nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

6. Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.

Bãi bỏ Quyết định số 51/2014/QĐ-TTgngày 15 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước; Quyết định số 41/2015/QĐ-TTgngày 15 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về bán cổ phần theo lô và các quy định do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành trái với quy định tại Nghị định này.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, tình hình thị trường và thực tế hoạt động của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng tại Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, cụ thể:

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP liên quan đến các quy định về: (1)Giải thích từ ngữ; (2) Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước; (3) Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động; (4) Trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động; (5) Phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; (6) Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước; (7) Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; (8) Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước; (9) Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; (10) Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; (11) Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước đối với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; (12) Nguyên tắc, thẩm quyền quyết định và phương thức thực hiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên; (13) Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; (14) Chuyển nhượng, phương thức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; (15) Thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn; (16) Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện.

- Bãi bỏ quy định tạiđiểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CPngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Ban hành kèm theo Nghị định này 03 phụ lục, gồm: (1) Phụ lục I về mẫubản công bố thông tin về việc chuyển nhượng vốn; (2) Phụ lục II về mẫu biên bản xác định kết quả đấu giá; (3) Phụ lục III về mẫu báo cáomột sốchỉ tiêu vềtình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp.

7. Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 3 năm 2018.

Nghị định này thay thế Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản có liên quan.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; đảm bảo phù hợp với Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 chương, 65 điều, quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các tổ chức cho vay, cụ thể: (1) Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của Quỹ bảo lãnh tín dụng; (2) Nguyên tắc hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; (3) Thành lập, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Quỹ bảo lãnh tín dụng; (4) Hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; (5) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng; (6) Chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thông tin và báo cáo; (7) Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng; (8) Cơ cấu lại, giải thể, phá sản Quỹ bảo lãnh tín dụng; (9) Quy định chuyển tiếp và điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Quỹ bảo lãnh tín dụng; (2) Các tổ chức cho vay theo quy định tại Nghị định này; (3) Các đối tượng được cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này; (4) Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện Nghị định này.

8. Nghị định số 37/2018/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm góp phần bảo đảm thực thi các quy định có liên quan của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 35 điều, quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quyền và nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục; trách nhiệm của gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục, cụ thể: (1) Các nguyên tắc thực hiện việc giám sát, giáo dục; (2)Tính thời hạn giám sát, giáo dục; (3) Kinh phí thực hiện việc giám sát, giáo dục; (4) Thông báo việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục; phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục và lập hồ sơ thi hành biện pháp giám sát, giáo dục; (5) Thủ tục giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng; (6) Thủ tục giám sát, giáo dục trong trường hợp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; (7) Quyền, nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục; trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc giám sát, giáo dục; (8) Trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục; (9) Điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này phụ lục về các mẫu: (1) Quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục; (2) Báo cáo thu thập thông tin, xác định các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp luật của người được giám sát, giáo dục; (3) Kế hoạch giám sát, giáo dục đối với người được giám sát, giáo dục; (4) Sổ theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch giám sát, giáo dục; (5) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách; (6) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng; (7) Giấy chứngnhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Nghị định này áp dụng đối với người được giám sát, giáo dục, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.

9. Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 3 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định các chính sách cơ bản về hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Điều 18 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; góp phần thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 33 điều, hướng dẫn về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và cơ chế sử dụng ngân sách địa phương đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, cụ thể: (1) Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (2) Doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (3) Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (4) Cơ chế sử dụng ngân sách địa phương đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; (5) Trách nhiệm của BộKế hoạch và Đầu tư, BộTài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tài chính nhà nước của địa phương, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận đầu tư đối với hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (5) Điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các mẫu: (1) Thông báo về việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (2) Danh sách nhà đầu tư góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (3) Thông báo về việc tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (4) Thông báo về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (5) Thông báo về việc giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (6) Thông báo về việc chuyển nhượng phần vốn góp của các nhà đầu tư; (7) Báo cáo về hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo quy định tạikhoản 1 Điều 18 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; (2) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; (3)Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện Nghị định này.

10. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 3 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 30 điều, quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: Điều 4; khoản 1 và khoản 2 Điều 14; Điều 15; khoản 2 Điều 16; Điều 17 và Điều 19, cụ thể: (1) Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ; Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; (2) Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa; xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa; số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổng nguồn vốn, tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; xác định và kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa; (3) Hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (4) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; (5) Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan chủ trì Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; (6) Quy định chuyển tiếp và điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 6 Nghị định này; (2) Cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

11. Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 5 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 42/2014/NĐ-CPngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 42/2014/NĐ-CPngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; góp phần ngăn ngừa hậu quả xấu cho người dân và xã hội từ hoạt động bán hàng đa cấp bất chính; đảm bảo phù hợp với các Luật mới được ban hành, như: Luật đầu tư, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư...

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 chương, 61 điều, quy định về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, cụ thể: (1) Đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp; (2) Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; (3) Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; (4) Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương; (5) Quản lý người tham gia bán hàng đa cấp; (6) Hoạt động bán hàng đa cấp; (7) Tiền ký quỹ, rút tiền ký quỹ; hồ sơ, trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ; xử lý khoản tiền đã ký quỹ; (8) Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; (9) Quy định chuyển tiếp và điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các mẫu: (1) Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; (2) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; (3) Thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp; (4) Đăng ký hoạt động, xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương; (5) Đăng ký, xác nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương; (6) Thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương; thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp; (7) Bản cam kết; chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức về bán hàng đa cấp; (8) Báo cáo Bộ Công thương, Sở Công thương; (9) Xác nhận ký quỹ, đơn đề nghị rút tiền ký quỹ.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp; (2) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

12. Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 105/2013/NĐ-CPngày 16 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 105/2013/NĐ-CPngày 16 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập; đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật kế toán mới được ban hành.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 73 điều, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cụ thể: (1) Quy định chung về: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả; mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập; (2) Hình thức xử phạt và mức xử phạt trong lĩnh vực kế toán đối với hành vi vi phạm về: Công tác kế toán; thi chứng chỉ kế toán viên và cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề, người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; hành nghề dịch vụ kế toán; kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp, sử dụng dịch vụ kế toán qua biên giới; thông báo, báo cáo; kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán; (3) Hình thức xử phạt và mức xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán độc lập đối với hành vi vi phạm quy định về: Thi chứng chỉ và cập nhật kiến thức cho kiểm toánviên; đăng ký hành nghề kiểm toán; điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và kinh doanh dịch vụ kiểm toán; hoạt động kiểm toán, đơn vị được kiểm toán; kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng; cung cấp, sử dụng dịch vụ kiểm toán qua biên giới; thông báo và báo cáo; kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; (4) Thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập; (5) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập; (2) Hộ kinh doanh, tổ hợp tác; (3) Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, bao gồm: Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước; tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước; doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán; cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán;các tổ chức nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam; (4) Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; (5) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

13. Nghị định số 42/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với khoản 1 Điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực thi, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều, bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnhvực ngân hàng, bao gồm: (1) Nghị định số 14/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ ban hành bản Quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn; (2) Nghị định số 48/2001/NĐ-CPngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; (3) Nghị định số 69/2005/NĐ-CPngày 26 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 48/2001/NĐ-CP; (4)Nghị định số 22/2006/NĐ-CPngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; (5) Nghị định số 59/2009/NĐ-CPngày 16 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại; (6) Nghị định số05/2010/NĐ-CPngày 18 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng.

14. Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 3 năm 2018.

Các nội dung quy định tại mục 5 Nghị định số 58/2017/NĐ-CPngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (quy định tại khoản 3 Điều 13) và quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định giao, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng, phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (quy định tại điểm c khoản 4 Điều 13) Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 32 điều, quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải do Nhà nước đầu tư, quản lý, cụ thể: (1) Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (2) Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (3) Hồ sơ quản lý, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (4) Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (5) Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (6) Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (7) Chế độ báo cáo và cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (8) Quy định chuyển tiếp và tổ chức thực hiện.

Ban hành kèm theo Nghị định này phụ lục về các mẫu: (1) Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (2) Báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (3) Báo cáo tình hình quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (4) Báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (5) Báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (6) Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đề nghị xử lý; (7) Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải; (2) Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải ; (3) Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; (4) Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.

15. Nghị định số 44/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 13 tháng 3 năm 2018.

Bãi bỏ các quy định tại Chương VI của Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (quy định tại khoản 3 Điều 13) và quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định giao, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng, phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (quy định tại điểm c khoản 4 Điều 13) Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 28 điều, quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý, cụ thể: (1) Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (2) Giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (3) Hồ sơ, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (4) Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (5) Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (6) Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (7) Cơ sở dữ liệu và báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (8) Quy định chuyển tiếpvà tổ chức thực hiện.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các mẫu: (1) Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (2) Báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (3) Báo cáo tình hình quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (4) Báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (5) Báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (6) Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng không đề nghị xử lý; (7) Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan quản lý nhà nước về hàng không; (2) Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này; (3) Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; (4) Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

16. Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 13 tháng 3 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (quy định tại khoản 3 Điều 13) và quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định giao, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng, phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (quy định tại điểm c khoản 4 Điều 13) Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 31 điều, quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý, cụ thể: (1)Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (2) Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (3) Hồ sơ quản lý, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (4) Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (5) Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (6) Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (7) Chế độ báo cáo và cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (8) Quy định chuyển tiếp và tổ chức thực hiện.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các mẫu: (1) Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (2) Báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (3) Báo cáo tình hình quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (4) Báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (5) Báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (6) Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đề nghị xử lý; (7) Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa; (2) Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (3) Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; (4) Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai tháctài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

17. Nghị định số 46/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 3 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (quy định tại khoản 3 Điều 13) và quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định giao, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng, phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (quy định tại điểm c khoản 4 Điều 13) Luật quản lý, sử dụng tài sản công; đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật đường sắt năm 2017.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 31 điều, quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý, cụ thể: (1) Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (2) Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (3) Hồ sơ quản lý, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (4) Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (5) Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (6) Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (7) Chế độ báo cáo và cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (8) Quy định chuyển tiếp và tổ chức thực hiện.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các mẫu: (1) Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (2) Báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (3) Báo cáo tình hình quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (4) Báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (5) Báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (6) Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đề nghị xử lý; (7) Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt quốc gia; (2) Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (3) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này; (4) Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; (5) Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

18. Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2018.

Bãi bỏ khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 14; điểm a khoản 3 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24; điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 26 Nghị định số 98/2013/NĐ-CPngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 98/2013/NĐ-CPngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; góp phần thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CPngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số liên quan đến các quy định về: (1) Đối tượng áp dụng; (2) Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về: (i) Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt Văn phòng đại diện; (ii) Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát; (iii) Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chuyên gia tính toán (Appointed Actuary), chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán; (iv) Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về tái bảo hiểm; (v) Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồithường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm; (vi) Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe; (vii) Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sản phẩm bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm; (viii) Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm; (ix) Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vốn và xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đầu tư vốn; (x) Tách nguồn vốn chủ sởhữu và nguồn phí bảo hiểm, phân chia thặng dư.

19. Nghị định số 49/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định tại Điều 7 và Phụ lục 4 (Mục 69) về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệncủa Luật đầu tư năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2016).

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 28 điều, quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, cụ thể: (1) Điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (2) Đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (3) Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (4) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (5) Cấp, cấp lại, thu hồi thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (6) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (7) Quy định chuyển tiếp và điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các mẫu: (1) Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (2) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (3) Đơn đề nghị cho phép tiếp tục/chấm dứt hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (4) Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tổ chức kiểm định; (5) Thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (6) Đơn đề nghị cấp, cấp lại thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (7) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp; (8) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp; (2) Cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; (3) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.

20. Quyết định số 09/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời hạn thí điểm áp dụng một số chế độ chi đặc thù của Cục Hàng hải Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2018 và áp dụng cho năm ngân sách 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục áp dụng cơ chế tài chính đặc thù cho Cục Hàng hải Việt Nam trong năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 điều quy định kéo dài thời hạn áp dụng quy định tại Quyết định số 46/2013/QĐ-TTgngày 26 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm áp dụng một số chế độ chi đặc thù của Cục Hàng hải Việt Nam đến hết năm 2018.

21. Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 4 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số53/2013/QĐ-TTgngày 13 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyểnnhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam liên quan đến các quy định về: (1) Điều kiện tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy; (2) Điều kiện chuyển nhượng xe ô tô.

22. Quyết định số 11/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 4 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để triển khai thi hành Luật thống kê năm 2015 và Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 điều, quy định chi tiết Danh mục và nội dung của Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam, được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước.

Theo Quyết định, Danh mục Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam gồm 04 cấp: (1) Cấp 1 gồm 13 mã được đánh số lần lượt từ 01 đến 13; (2) Cấp 2 gồm 56 mã; mỗi mã được đánh số bằng 03 chữ số, trong đó 02 chữ số đầu kế thừa của mã cấp 1 tương ứng; (3) Cấp 3 gồm 180 mã; mỗi mã được đánh số bằng 04 chữ số, trong đó 03 chữ số đầu kế thừa của mã cấp 2 tương ứng; (4) Cấp 4 gồm 347 mã; mỗi mã được đánh số bằng 05 chữ số, trong đó 04 chữ số đầu kế thừa của mã cấp 3 tương ứng.

Nội dung Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam giải thích rõ những khoản chi tiêu về hàng hóa, dịch vụ được xếp vào từng mã, trong đó: (1) Bao gồm: Những khoản chi tiêu về hàng hóa, dịch vụ được xác định nằm trong mã; (2) Loại trừ: Những khoản chi tiêu về hàng hóa, dịch vụ không được xác định nằm trong mã, thuộc mã khác.

Ban hành kèm theo Quyết định này 02 phụ lục, gồm: (1) Phụ lục I về Danh mục Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam; (2) Phụ lục II về nội dung Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam.

Đối tượng áp dụng của Quyết định này là toàn bộ các khoản chi tiêu dùng của hộ gia đình Việt Nam về hàng hóa và dịch vụ.

23. Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 4 năm 2018.

Quyết định này thay thế: (1) Quyết định số 18/2011/QĐ-TTgngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; (2) Quyết định số 56/2013/QĐ-TTgngày 07 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTgngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;(3) Điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định số 2561/QĐ-TTgngày 31 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số"; (4) Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; (5) Mục I và Khoản 1 Mục II của Hướng dẫn số 04/HD-BCA(A11) ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số06/2008/CT-TTgngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 18/2011/QĐ-TTgngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số vàQuyết định số 56/2013/QĐ-TTgngày 07 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTgngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; góp phần động viên, khích lệ những người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy vai trò tích cực của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 10 điều quy định về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước, cụ thể: (1) Nguyên tắc thực hiện lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; (2) Tiêu chí, đối tượng, điều kiện lựa chọn người có uy tín; (3)Chế độ, chính sách đối với người có uy tín; (4) Thủ tục công nhận và đưa ra khỏi danh sách người có uy tín; (5) Kinh phí thực hiện chính sách và tổ chức thực hiện; (6) Quy định chuyển tiếp và điềukhoản thi hành.

Ban hành kèm theo Quyết định này Phụ lục về các biểu mẫu: (1) Biên bản hội nghị dân cưthôn đề cử người có uy tín; (2) Biên bản họp liên tịch thôn bình chọn, đề nghị công nhận người có uy tín; (3)Biên bản kiểm tra kết quả bình chọn, đề nghị công nhận người có uy tín của các thôn; (4) Tổng hợp danh sách bình chọn, đề nghị công nhận người có uy tín; (5) Đơn đề nghị rút khỏi danh sách người có uy tín; (6) Biên bản họp liên tịch thôn đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín; (7) Biên bản kiểm tra đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; (2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động quản lý và thực hiện chính sách đối với người có uy tín.

24. Quyết định số 13/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủquy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm triển khai thi hành khoản 7 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 chương, 08 điều, quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung), cụ thể: (1) Điều kiện xem xét khoản cấp tín dụng vượt giới hạn; (2) Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn; (3) Xác định mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn; (4) Trình tự thủ tục xem xét cấp tín dụng vượt giới hạn; (5) Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; (2) Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác; (3) Tổ chức tài chính vi mô; (4) Quỹ tín dụng nhân dân; (5) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (6) Khách hàng vay vốn, tổ chức, cá nhân có liên quan.

25. Quyết định số 14/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý, đảm bảo cho việc phối hợp kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, ban hành kèm theo Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.

Quy chế gồm 03 chương, 10 điều quy định về: (1) Nguyên tắc, nội dung, phương thức phối hợp; (2)Phối hợp lấy ý kiến về đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam; (3) Phối hợp xem xét, xử lý đối với việc thay đổi nội dung đã được cấp phép nhưng không thuộc trường hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam; (4) Phối hợp kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong quá trình nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam; (5) Trao đổi, chia sẻ và cập nhật thông tin có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam; (6) Điều khoản thi hành.

26. Quyết định số 15/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2018.

Quyết định này thay thế Quyết định số 25/2014/QĐ-TTgngày 25 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Môi trường cho phù hợp với Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường…;sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Tổng cục Môi trường một cách hợp lý, bảo đảm tinh gọn bộ máy, tổ chức.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo Quyết định, Tổng cục Môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường gồm có 18 tổ chức trực thuộc, trong đó có 12 tổ chứchành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 06 đơn vị sự nghiệp công lập của Tổng cục.

27. Quyết định số 16/2018/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng cơ chế tài chính đối với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2018, được áp dụng cho các năm ngân sách 2017 - 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, như: Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí…

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 04 điều, quy định về cơ chế tài chính áp dụng cho các Cục: Bảo vệ thực vật, Thú y, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (bao gồm Văn phòng Cục và các đơn vị trực thuộc) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quyết định cũng quy định việc sử dụng nguồn tài chính để chi cho các hoạt động thường xuyên và chi nhiệm vụ không thường xuyên; việc trích lập và sử dụng các Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp,Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.

28. Quyết định số 17/2018/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 3 năm 2018.

Quyết định này thay thế Quyết định số 23/2014/QĐ-TTgngày 13 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Du lịch cho phù hợp với Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…;sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch một cách hợp lý, bảo đảm tinh gọn bộ máy, tổ chức.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo Quyết định, Tổng cục Du lịch là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về du lịch trên phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch gồm có 10 tổ chức trực thuộc, trong đó có 07 tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 03 đơn vị sự nghiệp công lập của Tổng cục./.

Tác giả bài viết: TT.THCB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập635
  • Hôm nay93,889
  • Tháng hiện tại6,729,325
  • Tổng lượt truy cập393,272,378
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây