Xuất khẩu nông, thủy sản sang Đài Loan tăng khá

Thứ sáu - 15/12/2017 10:37 5392
(CTTĐTBP) - Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang Đài Loan trong 10 tháng năm 2017 đạt 234,9 triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10/2017, xuất khẩu sang thị trường này đạt 27,7 triệu USD, tăng 11,9% so với tháng 9/2017 và tăng 2,8% so với tháng 10/2016.
Xuat khau
Về chủng loại xuất khẩu, đối với nhóm hàng nông, thủy hải sản, Việt Nam cung cấp khoảng 3% tổng kim ngạch nhập khẩu nông, thủy sản của Đài Loan. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan chủ yếu gồm có thủy sản, rau quả, hạt điều, chè, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn.

Xuất khẩu thủy sản

Xuất khẩu thủy sản trong 10 tháng năm 2017 của Việt Nam sang Đài Loan chiếm 39,5% tỷ trọng xuất khẩu nhóm nông, thủy sản, đạt 92,8 triệu USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2016. Tính riêng tháng 10 năm 2017, xuất khẩu thủy sản đạt 11,3 triệu USD, tăng 24,2% so với tháng 9/2017 và tăng 9,0% so với tháng 10/2016.

Các chủng loại thủy sản xuất khẩu sang thị trường này gồm: Tôm, cá tra, ba sa, cá đông lạnh, chả cá, cá khô, mực, bạch tuộc, cá đóng hộp…

Logo tin Cong TTDT tinhTrong đó, tôm là chủng loại xuất khẩu lớn nhất, chiếm tới 48,1% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trong 10 tháng năm nay, đạt 45,2 triệu USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu tôm giảm mạnh là do tiền đồng Việt Nam ổn định giá so với USD, trong khi đó, các đồng tiền khác đã giảm giá, khiến giá tôm Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ tại nhiều thị trường lớn ảm đạm, trong khi nguồn cung tôm Việt Nam tăng nên phải cạnh tranh với các nước trong khu vực châu Á và Nam Mỹ.

Logo tin Cong TTDT tinhTiếp đến, xuất khẩu cá tra, ba sa là chủng loại đứng vị trí thứ 2 đạt 13,4 triệu USD, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, xuất khẩu một số chủng loại khác tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016 như: Bạch tuộc, cá đóng hộp, ruốc, hàu, nghêu tăng từ 7,3 - 3.839%. Để xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng trưởng, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần đa dạng các chủng loại tránh phụ thuộc vào một số chủng loại lớn.

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), trong 10 năm (2007- 2016), nhập khẩu tôm vào Đài Loan mặc dù giá trị nhập khẩu không nhiều nhưng liên tục tăng từ hơn 47 triệu USD lên trên 197 triệu USD, tăng 319%. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Đài Loan, chiếm 16,1% tổng nhập khẩu tôm của thị trường này năm 2016. Tiếp đó là các nguồn cung Trung Quốc, Nicaragua và Thái Lan lần lượt chiếm 16%, 15,6% và 11,5%.

Từ năm 2013 đến nay, trong 4 nguồn cung chính cho Đài Loan, nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Đài Loan có xu hướng giảm trong khi nhập khẩu từ 3 nguồn cung còn lại có xu hướng tăng trưởng tốt. 7 tháng đầu năm 2017, Nicaragua vươn lên là nguồn cung tôm (mã 030617) dẫn đầu cho Đài Loan, thay thế cho Việt Nam. Thái Lan đứng thứ 2 và Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3.

Năm 2016, nhập khẩu tôm vào Đài Loan tăng 9%, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan tăng lần lượt 24% và 20% trong khi nhập khẩu từ Việt Nam giảm 14%. 7 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm của Đài Loan tăng nhẹ 1,6%, trong đó nhập khẩu từ Nicaragua, Thái Lan, Malaysia tăng và nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc giảm. Trong các nguồn cung chính cho Đài Loan, Thái Lan là nguồn cung có tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả năm 2016 và 7 tháng đầu năm nay, nên đây là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này.

Logo tin Cong TTDT tinhTrong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản sang Đài Loan cần chú ý về việc từ năm 2018 Đài Loan sẽ siết chặt nhập khẩu thủy sản có vỏ. Theo đó, để tăng cường kiểm soát nhập khẩu thủy sản có vỏ, bắt đầu từ ngày 1/1/2018, tất cả thủy sản có vỏ nhập khẩu vào Đài Loan phải có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh do nước xuất khẩu cấp. Giấy chứng nhận này phải chứng minh được các loại thủy sản nhập khẩu vào Đài Loan được đánh bắt ở các vùng biển hoặc vùng nước hợp pháp và được nuôi hoặc đánh bắt bởi các công ty hợp pháp. Năm loại thủy sản có vỏ phổ biến nhập khẩu vào Đài Loan hiện gồm: Sò, hàu, bào ngư, trai, ngao.

Tất cả các công ty nhập khẩu và các hiệp hội có liên quan của Đài Loan đều đã được thông báo về quy định mới này. Sau khi quy định mới này có hiệu lực, MHW sẽ không chấp nhận bất kỳ đơn xin kiểm tra nào đối với thủy sản có vỏ nhập khẩu mà không có các giấy tờ hợp lệ. Để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang Đài Loan, trước hết Hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới chất lượng hàng hoá, trong đó đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng các hoá chất kháng sinh, lấy chất lượng làm trọng. Đồng thời, xây dựng được các kênh phân phối hàng hoá qua các chợ bán buôn hải sản và các tập đoàn siêu thị lớn của Đài Loan. Hơn nữa, Cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản của hai thị trường cần có sự quan hệ thường niên mật thiết, ký kết được những thoả thuận công nhận lẫn nhau về kiểm nghiệm, kiểm dịch chi tiết, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Đài Loan ổn định và phát triển.
 
Xuat khau2

Mặt hàng rau quả

Rau quả là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai vào Đài Loan trong 10 tháng năm nay, đạt 38,1 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2016. Tính riêng tháng 10 năm 2017, xuất khẩu rau quả đạt 4,3 triệu USD, giảm 8,7% so với tháng 9/2017 và giảm 37,2% so với tháng 10/2016. Các chủng loại rau quả xuất khẩu sang thị trường này gồm: Rau củ, sản phẩm chế biến, hoa, quả, lá các loại. Trong đó, súp lơ là chủng loại xuất khẩu lớn nhất, chiếm 8,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả trong 10 tháng, đạt 3,52 triệu USD, tăng 84,5% so với cùng kỳ năm 2016; chanh là chủng loại tăng mạnh tới 90,7%, đạt gần 3,0 triệu USD; mộc nhĩ tăng 252,5%, đạt 1,33 triệu USD. Trong khi đó, một số chủng loại rau quả giảm so với cùng kỳ năm 2016 như: Cải thảo, đậu Hà Lan, thạch, bắp cải, nấm hương, măng…

Mặt hàng cao su

Xuất khẩu cao su trong 10 tháng năm 2017 của Việt Nam sang Đài Loan, đạt 40,4 triệu USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tính riêng tháng 10 năm 2017, xuất khẩu cao su đạt 5,8 triệu USD, tăng 20,1% so với tháng 9/2017 và tăng 41,1% so với tháng 10/2016. Mặt hàng chè: Xuất khẩu chè trong 10 tháng năm 2017 của Việt Nam sang Đài Loan, đạt 23 triệu USD, tăng 59,2% so với cùng kỳ năm 2016. Tính riêng tháng 10 năm 2017, xuất khẩu chè đạt 2,03 triệu USD, giảm 27,8% so với tháng 9/2017 nhưng lại tăng 23,7% so với tháng 10/2016.

Doanh nghiệp nên lưu ý

Để thâm nhập hiệu quả vào thị trường Đài Loan, các doanh nghiệp nên lưu ý một số điểm sau:

Kênh phân phối ở Đài Loan khá lớn, các siêu thị, chuỗi siêu thị lớn và hiện đại, họ thường nhập khẩu hàng từ các nhà nhập khẩu, các nhà bán buôn trong nước, nên xuất khẩu trực tiếp không dễ, nên tạo lập quan hệ với các nhà nhập khẩu của Đài Loan để đưa hàng hóa vào. Nên liên lạc với họ qua email hoặc fax, cần giới thiệu chi tiết sản phẩm và giá cả chào hàng, gửi cho họ mẫu hàng cũng rất hữu ích.

Người Đài Loan thường sống cùng gia đình trong những căn hộ nhỏ có giá đắt, các khu chung cư thường có các siêu thị mua sắm. Nên hàng hóa được phân phối ở siêu thị là chính. Người Đài Loan thường ít dự trữ thực phẩm, do đó đóng gói hàng hóa nên nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt, kèm đầy đủ hướng dẫn sử dụng.

Thu nhập ngày càng tăng, người tiêu dùng Đài Loan hướng tới thử nghiệm những sản phẩm mới, nên khi đưa hàng hóa vào Đài Loan khâu quảng cáo, cung cấp thông tin rất quan trọng. Người tiêu dùng Đài Loan rất ít khi quan tâm đến giá sản phẩm một khi sản phẩm đó được cung cấp đầy đủ thông tin khiến họ tin tưởng./.

Tác giả bài viết: TH - Cục CTĐP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,153
  • Hôm nay163,444
  • Tháng hiện tại7,134,398
  • Tổng lượt truy cập393,677,451
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây