THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Thứ tư - 14/12/2022 16:36 35748
    Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân. Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó bao gồm cả phạt tăng thêm.
    Ban Quản lý Khu kinh tế giới thiệu một số nội dung chính về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, KKT như sau:

   1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
   a) Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3, Điều 4, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
   b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
   - Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
   c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng.
   - Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4,
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
   2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
   a) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 500.000 đồng.
   b) Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1, Điều 57 có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
   c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
   d) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.
   - Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3, Điều 4, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
   đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
   - Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3, Điều 4, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
   e) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng.
   - Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3, Điều 4, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.

   3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
   a) Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 500.000 đồng.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3, Điều 4, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
   b) Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
   - Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
   c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 250.000.000 đồng.
   - Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
   d) Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có quyền:
   - Phạt cảnh cáo.
   - Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng.
   - Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
   - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
   - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 4, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
   Đối với thẩm quyền của Thanh tra quốc phòng; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm lâm; Kiểm ngư; Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thanh tra chuyên ngành công thương và quản lý thị trường; Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội bộ; Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch; Cục quản lý môi trường y tế,… các doanh nghiệp tìm hiểu thêm các quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
Văn Hiếu
 

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,236
  • Hôm nay67,838
  • Tháng hiện tại372,263
  • Tổng lượt truy cập386,915,316
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Bqlkkt_phong chong covid
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây